Việt Nam sẽ có 10 tỉ phú USD và 2 triệu doanh nghiệp
U.22 Việt Nam sẽ hội quân vào tháng 3, để hướng tới đợt tập huấn đấu giao hữu đầu tiên trong năm 2025. Để chuẩn bị cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9) và SEA Games 33 (tháng 11), HLV Kim Sang-sik sẽ bắt đầu thử nghiệm và sàng lọc đội hình ngay từ bây giờ.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, bình luận viên Vũ Quang Huy khẳng định: "HLV Kim Sang-sik đã có trong tay bản danh sách các cầu thủ tiềm năng, có thể lên tới 50 người để đánh giá. Bóng đá trẻ Việt Nam luôn hào hứng chuẩn bị ở những năm có SEA Games, bởi vậy, tôi có niềm tin vào lứa U.22". Một trong những vấn đề HLV Kim Sang-sik phải đối mặt là chất lượng hàng công, khi có rất ít tiền đạo trẻ đang có đất dụng võ tại V-League. Tuy nhiên, vẫn có những "ngọc thô" tiềm năng đang được ra sân thể hiện mình mỗi tuần để ghi dấu ấn. Trong đó có Đinh Xuân Tiến của SLNA.Tiền đạo sinh năm 2003 đã ghi bàn thắng đầu tiên ở V-League mùa này, khi là tác giả của pha lập công quý như vàng, giúp SLNA thắng Hải Phòng ở trận "chung kết ngược". Phút 41, Xuân Tiến bứt tốc phá bẫy việt vị và đón đường chọc khe của đồng đội, rồi đối mặt với thủ môn Đình Triệu ở góc hẹp. Chân sút trẻ của SLNA đã vẩy má dứt điểm rất tinh tế, đưa bóng đi vừa đủ để vượt qua tầm tay Đình Triệu, nằm gọn trong mành lưới Hải Phòng. Đó là khoảnh khắc lóe sáng mà Xuân Tiến đã phải chờ đợi suốt 1 năm (bàn thắng gần nhất anh ghi được là vào ngày 27.2.2024), để một lần nữa được tận hưởng cảm giác ăn mừng tại V-League. Hôm nay cũng là tròn 1 năm, Xuân Tiến trở lại sau án treo giò ở SLNA. Anh từng bị kỷ luật nội bộ 3 tháng (từ tháng 12.2023 đến tháng 2.2024), bởi vi phạm nội quy đội bóng. "Lắm tài nhiều tật" là cụm từ nhiều người dùng để mô tả Xuân Tiến. Chân sút sinh năm 2003 có đẳng cấp, minh chứng là năm 19 tuổi, anh từng được HLV Đinh Thế Nam triệu tập lên U.23 Việt Nam dự giải U.23 Đông Nam Á 2022. Xuân Tiến có màn ra mắt mãn nhãn khi lập cú hattrick, giúp U.23 Việt Nam đè bẹp U.23 Singapore 7 bàn không gỡ. Tuy nhiên, số phận như... trêu đùa Xuân Tiến, khi anh nhiễm Covid-19, để rồi bỏ lỡ phần còn lại của giải đấu.Nhưng trong mắt giới chuyên môn, cái tên Đinh Xuân Tiến đã phần nào để lại ấn tượng. Năm 2023, Xuân Tiến một lần nữa dự giải U.23 Đông Nam Á. Lần này, vận may không còn ngoảnh mặt. Tài năng trẻ của SLNA đoạt ngôi vua phá lưới với 3 bàn thắng, cùng U.23 Việt Nam lên ngôi vô địch.Xuân Tiến hội tụ đủ yếu tố để bứt phá. Anh được đá thường xuyên tại CLB (59 trận tính từ năm 2022 đến nay), khoác áo đội tuyển trẻ và tỏa sáng. Dù vậy, Xuân Tiến vẫn chưa thể bứt phá. Cầu thủ này... lúc ẩn lúc hiện, hiếm khi duy trì phong độ ổn định. Án kỷ luật tại SLNA 1 năm trước là lời cảnh tỉnh cho Xuân Tiến. Rằng với cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ trẻ, thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Sau giải U.23 Đông Nam Á 2023, Đinh Xuân Tiến bị loại khỏi nhóm cầu thủ trẻ được HLV Philippe Troussier "quy hoạch" cho đội tuyển Việt Nam. Khi ông Kim Sang-sik nắm quyền, Xuân Tiến cũng không được nhắm đến cho AFF Cup 2024.Nhưng, câu chuyện ở U.22 Việt Nam có thể sẽ khác. Trước tiên, lứa U.22 trong tay ông Kim hiện nay có rất ít gương mặt được đá tại V-League. Xuân Tiến là "ngọc thô" hiếm hoi bên cạnh Trung Kiên, Lý Đức (HAGL), Văn Khang (Thể Công Viettel), Thái Sơn (Thanh Hóa) và Vĩ Hào (Bình Dương) được tin dùng thường xuyên với trên 12 trận. Xuân Tiến cũng chơi đúng vị trí mà U.22 Việt Nam đang khan hiếm nhân tài. Dù là tiền vệ trên danh nghĩa, nhưng tài năng trẻ của SLNA có thể đá như một "số 9 ảo". Tức là tiền vệ công, nhưng sẵn sàng ập lên như một tiền đạo để ghi bàn. Ở giải U.23 Đông Nam Á 2 năm trước, Xuân Tiến được HLV Hoàng Anh Tuấn dùng với vai trò này, và anh đã để lại ấn tượng.Đó là lý do mà khi được hỏi muốn tiến cử ai lên U.22 Việt Nam cho HLV Kim Sang-sik, HLV Phan Như Thuật của SLNA chọn Xuân Tiến. Kỹ năng bứt tốc quãng ngắn, dứt điểm đa dạng và sắc bén là cơ sở để Xuân Tiến được trao cơ hội. Chân sút 22 tuổi cũng đã chín chắn hơn sau khoảng thời gian khó khăn. Cộng với vốn kinh nghiệm được tích lũy, ngày trở lại của Xuân Tiến có lẽ không còn xa.Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Hạn chế may rủi, tăng độ phân hóa
Trận đấu được chờ đợi giữa CLB Thanh Hóa với CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất diễn ra hấp dẫn như kỳ vọng. Đội bóng xứ Thanh cho thấy thực lực lẫn tham vọng cùng khả năng chơi rất hay trên sân khách khi có bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm (phút thứ 7). Đội chủ nhà cũng cho thấy nỗ lực cao độ, bất ngờ dẫn ngược 2-1, trong đó có bàn thắng đẹp mắt của Nguyễn Thái Quốc Cường. Tuy nhiên Doãn Ngọc Tân tỏa sáng với siêu phẩm sút xa giúp CLB Thanh Hóa cân bằng tỷ số 2-2 cũng là kết quả chung cuộc. Chỉ giành được 1 điểm trên sân Thống Nhất, CLB Thanh Hóa đạt 23 điểm, lỡ cơ hội chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Nam Định (24 điểm) nhưng vẫn giữ được danh hiệu "vua sân khách" khi bất bại 6 trận (thắng 4, hòa 2). Tuy xếp hạng nhì nhưng CLB Thanh Hóa thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định nên còn nguyên cơ hội chiếm ngôi đầu của đối thủ này. Trong khi đó CLB TP.HCM xếp hạng 9 với 15 điểm. Ở trận còn lại diễn ra trên sân Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng thi đấu ấn tượng trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Thể Công Viettel. Bàn thắng của Phan Văn Long giúp đội bóng sông Hàn vượt lên dẫn bàn. Chiến thắng cùng 3 điểm quý giá tưởng chừng trong tay thầy trò HLV Lê Đức Tuấn nhưng họ lại để đội Thể Công Viettel có bàn thắng cân bằng tỷ số 1-1 ở phút 90+5. Với 1 điểm có được trong trận đầu chơi trên sân nhà Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng đạt 8 điểm, vẫn ở cuối trên bảng xếp hạng nhưng thu ngắn cách biệt chỉ còn 1 điểm so với đội SLNA. Đây là tín hiệu đầy khả quan của đội Đà Nẵng khi họ bất bại sau 2 lượt trận (1 thắng, 1 hòa). Trong khi đó việc để CLB Đà Nẵng chia điểm khiến CLB Thể Công Viettel chỉ có 22 điểm, lỡ cơ hội san bằng cách biệt với đội xếp trên là CLB Nam Định (24 điểm).Bảng xếp hạng vòng 13 V-League ngày 14.2: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Thế nào được coi là 'tình tiết giảm nhẹ khác'?
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Vùng Donbas, gồm tỉnh Donetsk và Lugansk, hiện là mặt trận chính và mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch quân sự của Nga. Dữ liệu tình báo nguồn mở và định vị địa lý cho thấy Nga đang nắm giữ hơn 80% lãnh thổ Donbas, gồm 98,5% tỉnh Luhansk và 70% diện tích Donetsk.Quân đội Nga mô tả Kurakhove là trung tâm hậu cần quan trọng của quân đội Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, "để mất thành phố sẽ khiến Kyiv gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho lực lượng tại mặt trận Donetsk. Họ cũng không thể triển khai các khẩu đội pháo binh từ khu vực này để tấn công thành phố Donetsk".Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội Ukraine đã biến Kurakhovo thành pháo đài kiên cố trong hơn 10 năm qua, với mạng lưới cứ điểm rộng lớn và hệ thống liên lạc ngầm. Thành phố này còn được che chắn bởi một hồ chứa nước ở phía bắc, hạn chế đáng kể khả năng cơ động của các đơn vị xung kích Nga. Theo phía Nga, Ukraine tập trung tại đây khoảng hơn 15.000 quân.Bộ Quốc phòng Nga cho rằng việc giành được Kurakhove sẽ giúp quân đội nước này “mở rộng không gian tác chiến, đẩy nhanh tốc độ kiểm soát tỉnh Donetsk".Nhưng trong cùng thời điểm thì Ukraine hôm qua đã phát động một cuộc tấn công mới ở vùng Kursk ở miền tây nước Nga, nơi lực lượng Kyiv đã kiểm soát một số khu vực trong suốt 5 tháng qua.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ có thể buộc Nga tham gia các cuộc hòa đàm và chấm dứt chiến sự ở Ukraine.Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 3 giờ với nhà báo Mỹ Lex Fridman được phát hôm 5.1, ông Zelensky cho rằng vị tổng thống đắc cử thuộc đảng Cộng hòa có vai trò quyết định trong việc đảm bảo an ninh của Ukraine, mở đường cho sự đàm phán dàn xếp còn được châu Âu ủng hộ.Ông Zelensky tuyên bố: "Ông Trump và tôi sẽ đạt được thỏa thuận và... đưa ra các cam kết an ninh mạnh mẽ, cùng với châu Âu, và sau đó chúng ta có thể nói chuyện với phía Nga".Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump tuyên bố sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine ngay lập tức, dù không nói bằng cách nào. Ông đã chỉ trích mạnh mẽ khoản viện trợ quân sự khổng lồ được gửi đến Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden và bày tỏ sự nghi ngờ về việc Mỹ tham gia NATO.Khi được hỏi Ukraine cần gì để đồng ý ngừng bắn, ông Zelensky trả lời là cần có sự đảm bảo an ninh, tốt nhất là trong khuôn khổ NATO.Ngoài ra, Tổng thống Ukraine còn cảnh báo rằng NATO sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ giảm các cam kết hoặc rút khỏi liên minh, điều mà ông Trump nhiều lần ám chỉ.Tổng thống Ukraine cảnh báo việc Mỹ rời khỏi khối sẽ là "sự kết thúc, nghĩa là cái chết của NATO".Trong gần 3 năm chiến sự qua, sự hỗ trợ của NATO có giá trị sống còn đối với Ukraine, không chỉ về kinh phí, vũ khí đạn dược và các trang thiết bị quân sự khác, mà cả về huấn luyện tân binh. Nhiều nước phương Tây đã giúp Ukraine tổ chức huấn luyện và trang bị cho những lữ đoàn mới theo chuẩn NATO. Tuy nhiên, một đơn vị do Pháp giúp huấn luyện, mang cái tên mỹ miều là “Anna xứ Kyiv” đã bị nêu danh trong một vụ bê bối lớn và đang bị điều tra.Trang The Kyiv Independent hôm nay dẫn lời Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cho hay đã chỉ đạo củng cố Lữ đoàn Cơ giới 155 sau thông tin về tình trạng đào ngũ và quản lý yếu kém. TƯớng Syrsky nhấn mạnh sẽ chú trọng xây dựng năng lực cho đơn vị điều khiển máy bay không người lái của lữ đoàn, và giải quyết các vấn đề khó khăn khác. Tình hình cuộc xung đột tại Gaza, Israel và Hamas hôm 5.1 đã tranh cãi về các chi tiết của một thỏa thuận nhằm ngừng giao tranh ở Dải Gaza và đưa các con tin về nhà, trong khi các quan chức Palestine cho biết các cuộc ném bom tăng cường của Israel đã giết chết hơn 100 người vào cuối tuần qua.Một quan chức Hamas cho biết nhóm này đã phê duyệt danh sách 34 con tin Israel sẽ được trao trả như một phần của thỏa thuận cuối cùng có thể dẫn đến lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố nói rằng Hamas chưa cung cấp danh sách con tin.
Sóc Trăng: Xử phạt lương y quảng cáo 'thất sơn thần dược' chữa được bệnh Covid-19
Là tân binh của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đối thủ không thể bị xem thường. Bởi thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chính là đội đã quật ngã đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân ở trận play-off vòng loại phía bắc, nhờ vậy tạo ra cú sốc lớn nhất ở giải năm nay tính đến thời điểm này. Trong tay HLV Nguyễn Công Thành là những cầu thủ từng ăn tập chuyên nghiệp. Đơn cử có Ngân Như Dũng, tiền vệ từng ăn tập ở các cấp U.15, U.17 và U.19 Thanh Hóa, là đồng đội của sao trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ, người đang khoác áo CLB Thanh Hóa góp mặt tại V-League. Ngoài ra, còn có Hà Lâm Thành, Hà Văn Minh, Ngân Hoàng Phúc đều giàu kinh nghiệm nhờ quãng thời gian ăn tập chuyên nghiệp.Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tinh thần đoàn kết cùng lối chơi tập thể, chứ không phải đẳng cấp riêng lẻ của từng cá nhân. Sự gắn kết nhịp nhàng, đặc biệt trong khâu phòng ngự chính là yếu tố giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa có trận hòa với tỷ số 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến trong ngày ra quân (diễn ra lúc 15 giờ 30 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng). Thậm chí nếu may mắn hơn, đại diện miền Trung đã có thể lấy trọn 3 điểm để dẫn đầu bảng B.Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nhập cuộc thận trọng, với hàng thủ lùi sâu. HLV Nguyễn Công Thành yêu cầu học trò đá chậm, chắc, thăm dò sức mạnh đối thủ, vừa chơi vừa nhận định Trường ĐH Văn Hiến mạnh ở vị trí nào, có xu hướng tấn công vào đâu. HLV đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Lần đầu dự giải, chúng tôi chưa biết thực tế khi thi đấu với đối thủ ra sao. Chúng tôi đã nghiên cứu đối thủ, nhưng chỉ vậy là chưa đủ để hiểu Trường ĐH Văn Hiến sẽ đá thế nào. Do đó, cả đội phải đá thận trọng và thăm dò tình hình, rồi tính toán lối chơi dựa trên thực tế. Phòng ngự chắc chắn rồi tận dụng cơ hội tốt nhất có thể"."Khối kim cương" phòng ngự của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa từng khiến hàng công cực mạnh của Trường ĐH Thủy lợi... chào thua. Và kịch bản tương tự diễn ra với Trường ĐH Văn Hiến, khi đại diện TP.HCM tấn công liên tục, dồn lên ép sân tìm bàn thắng nhưng không tìm được đường vào cầu môn của Thatsaphone Xaiyasone. Như Dũng cùng đồng đội bọc lót kín kẽ, lớp lang, không mở ra khe hở dù là nhỏ nhất để đối thủ lọt qua. Tấn công tốt có thể mang về chiến thắng trong một trận, nhưng phòng ngự tốt mới là chìa khóa mở ra thành công cả giải. Tuy nhiên, tìm ra đội phòng ngự hiệu quả ở sân chơi sinh viên, với các cầu thủ không thường xuyên tập luyện cùng nhau không phải chuyện đơn giản.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đội hiếm hoi sở hữu tấm khiên vững chãi này. Càng về cuối trận, trong khi đối thủ Trường ĐH Văn Hiến đuối sức, các học trò HLV Nguyễn Công Thành lại càng khỏe hơn, tấn công mạch lạc và sắc sảo để mở ra cơ hội."Chúng tôi đánh giá rất cao đội Trường ĐH Văn Hiến, nhưng chúng tôi cũng có ưu thế riêng và chuẩn bị tốt. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã lựa chọn thời điểm gây áp lực. Đáng tiếc là trong quãng thời gian tạo ra cơ hội, cầu thủ lại không tận dụng được", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá. "Có những cầu thủ từng ăn tập, sau đó nghỉ chuyên nghiệp để về đi học. Họ là nòng cốt của đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những sinh viên dù không ăn tập chuyên nghiệp, nhưng có kinh nghiệm đá sân 7. Song, bóng đá là môn chơi tập thể. Sức mạnh tập thể mới là chìa khóa chiến thắng. Chúng tôi gặp bất lợi về thời tiết, bởi ở miền Bắc lạnh, còn trong TP.HCM lại nóng. Do đó, đội vào từ ngày 26.2 để làm quen. Đến hôm nay, các cầu thủ đã thích nghi được. Dù còn những tình huống hậu vệ đỡ bóng chưa chuẩn, hay cầu thủ tuyến trên xử lý chưa tròn trịa, tuy nhiên khó đòi hỏi hơn ở các cầu thủ sinh viên vốn không có nhiều thời gian tập luyện thường xuyên. Cả đội sẽ nỗ lực chuẩn bị cho những trận tới". Ở lượt đấu thứ hai bảng B diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 3.3, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chạm trán Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.